Header ads

Cuộc Chiến tranh nha phiến phiên bản 2018

Cuộc chiến thương mại Mỹ Trung leo thang, tuy nhiên báo chí và các chuyên gia kinh tế trong nước còn mơ màng,  nói chung chẳng hiểu gì về thương mại và chỉ biết lải nhải theo hệ thống loa phường của phương Tây, nên người dân phần nào hoang mang và có thể thấy hầu hết các bài viết còn khá phiến diện của đại đa số đều đi đến kết luận là Mỹ nhất định thắng Tàu nhất định thua.

Nhìn lại Cuộc Chiến tranh nha phiến
Tuy nhiên sự thực không đơn giản như vậy. Mọi cuộc chiến trong lịch sử đều có nguồn gốc thương mại, và đã nói đến thương mại tức là nói đến thị trường, và nói đến thị trường tức là nói đến các hàng rào thuế quan và phi thuế quan.



Thông thường, khi một đế quốc phát triển, công nghệ và năng suất lao động nhanh chóng làm cho nền sản xuất của họ dư thừa, buộc phải tìm nơi tiêu thụ. Điều đó rất dễ hiểu, ví dụ mỗi công nhân của bạn làm ra mỗi năm 10 tấn gạo, còn thằng hàng xóm làm được có 1 tấn, thì bạn sẽ dư thừa gạo và tìm cách xuất khẩu sang thằng kia. Và để kháng cự thì nước yếu hơn sẽ lập ra các hàng rào thuế quan và phi thuế quan để bảo vệ thị trường trong nước.

Cuộc chiến Nha Phiến giữa phương Tây và Trung Quốc, cuộc chiến thế giới lần thứ II và mọi cuộc đại chiến khác đều có nguyên nhân từ việc các quốc gia yếu hơn phải dựng hàng rào ngăn cản hàng hoá từ các quốc gia mạnh hơn.

Bán hàng không được thì bọn thương nhân ở nước mạnh sẽ mua chính phủ để gây chiến, bắt nước kia thành thị trường tiêu thụ hàng hoá của chúng.

Vào thế kỷ 20, 21, bọn Tây rất khốn nạn khi nghĩ ra WTO và các hiệp định thương mại tự do chẳng hạn như TPP, để không cần chiến tranh mà vẫn ép được nước yếu hơn mở cửa thị trường. WTO thực ra là chính sách thực dân mới, chứ chẳng có cái gì tử tế ở đó cả. Bọn Mỹ nghĩ ra cái đó với mục đích gỡ bỏ hết mọi hàng rào thuế quan và phi thuế quan để hàng hoá của chúng được rộng đường đi khắp thế giới, vì chúng tin rằng năng suất lao động của chúng sẽ còn đứng đầu thế giới mãi! Các nước khác sẽ mãi mãi là chư hầu của Mỹ, phải mở cửa thị trường cho hàng hoá Mỹ. Vì khi không còn hàng rào thuế quan, thì sức mạnh sẽ thuộc về nơi có năng suất lao động cao hơn.

Tuy nhiên, người Tàu đã rất giỏi ở chỗ tận dụng được những kẻ hở của WTO để vươn lên nhanh chóng từ vũng bùn, chỉ sau ba bốn chục năm thôi họ đã vươn lên vị thế cạnh tranh quyết liệt được về năng suất lao động với phương Tây.

Tức là về bản chất thì Tàu đang trở thành một đế quốc mới, và họ không che giấu mục tiêu trở thành đế quốc thống trị hàng hoá thế giới bằng chương trình Made in China: sản xuất mọi thứ đẹp hơn, tốt hơn, rẻ hơn. Nếu họ làm được điều này thì hiển nhiên phương Tây sớm muộn cũng toi: thành thị trường tiêu thụ hàng hoá cho Tàu.

Và vậy là Mỹ chơi rất bựa, tự tay mình phá bỏ cái chính mình đã xây dựng lên: WTO! Việc Mỹ lập hàng rào thuế quan chính là cách phòng ngự của kẻ yếu, hệt như Trung Quốc đã làm với Anh và châu Âu hồi thế kỷ 19, dẫn đến cuộc chiến Nha Phiến xé nát Trung Quốc.

Nhưng khoa học công nghệ ngày nay không cho phép các đế quốc gây chiến với nhau kiểu thời trước nữa. Vũ khí nguyên tử và các vũ khí công nghệ cao sẽ đảm bảo cho họ huỷ diệt lẫn nhau, và dẫu chưa biết cuộc chiến thế giới lần 3 sẽ dùng vũ khí gì, nhưng chắc chắn là vũ khí chính của cuộc chiến thế giới lần thứ 4 sẽ là rìu đá.

Vậy nên cuộc chiến thương mại này là phản ứng bắt buộc của một đế quốc đang suy tàn là Mỹ và một đế quốc đang vươn lên mạnh mẽ là Trung Quốc. Kết thúc ra sao thì đã quá rõ, dù có làm gì chăng nữa thì cũng chẳng ai ngăn nổi bánh xe lịch sử! Sớm hay muộn thì nước Mỹ cũng phải đầu hàng, cùng lắm là trong vòng 3 năm tới.

Ý Kiến- Bình Luận

0 Comments